Tên gọi
Tên tiếng việt: Tinh dầu sả chanh
Tên Tiếng Anh: Lemongrass essential oil
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus -Andropogon citratus
Thành phần hóa học và đặc tính tinh dầu sả chanh
Các thành phần chính của tinh dầu sả chanh là Myrcene, Citronellal, geranyl axetat, Nerol, Geraniol, Neral, Limonene và citral. Thành phần hóa học chính chứa trong tinh dầu Sả Chanh là: Neral : 27-37%; Geranial : 33-49%; total citral : 60-86%; Geraniol : 1.5-10%; Geranyl acetate : 0-6%
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi hương: Mùi thơm đặc trưng của chanh và sả
Nguồn gốc và xuất xứ cây sả chanh
Sả chanh là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8 -1,5 m. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp dài giống như lá lúa, dài tới 1 m hay hơn, có bẹ, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi chanh.Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Cây Sả Chanh được trồng bằng cách tách tép sả từ những cây mẹ có độ tuổi từ 1-2 năm. Thời gian trồng Sả cho thu hoạch khoảng 06 tháng.
Sả chanh với nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe như là một thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, hạ sốt, thuốc sát trùng, diệt khuẩn, tống hơi, khử mùi, lợi tiểu, giải nhiệt. Sả chanh có mùi như trái chanh, nhưng nó là nhẹ hơn, ngọt ngào hơn, và ít chua.
Chứng thực COA nhập khẩu 100%
Chứng thực kiểm định chất lượng QUATEST 3
Công thức pha chế (tham khảo) Tinh dầu sả chanh
Khử mùi, diệt khuẩn:
Tinh dầu sả chanh – từ 2 đến 5 giọt.
Đèn xông tinh dầu
Cách dùng: Xông phòng diệt khuẩn, khử mùi
Trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi:
Tinh dầu sả chanh – từ 2 đến 5 giọt.
Đèn xông tinh dầu
Cách dùng: Xông phòng diệt khuẩn, khử mùi
Giãm Stress:
Tinh dầu sả chanh – 5 đến 10 giọt
Cách dùng: Hòa tan tinh dầu bằng nước ấm trong bồn tắm. Ngâm khoảng 15-30 phút.